CÙNG TÌM HIỂU BÍ MẬT CỦA SILICONE TRONG DẦU GỘI, DẦU XẢ, DƯỠNG TÓC

Đăng bởi Admin vào lúc 03/03/2020

CÙNG TÌM HIỂU BÍ MẬT CỦA SILICONE TRONG DẦU GỘI, DẦU XẢ, DƯỠNG TÓC

Kể từ khi xuất hiện 2 cuốn sách “Curly Girl the handbook”- Cuốn sách Cô Gái Tóc Xoăn (tạm dịch) của Lorraine Massey và “La Vérité sur les cosmetiques” - Sự thật về mỹ phẩm (tạm dịch) của Rita Stiens, cả thế giới đã được phen rung động, “Silicone”- thành phần thường được sử dụng trong mỹ phẩm, được ca ngợi rất nhiều trong những năm trước đó, giờ lại bị chỉ trích nặng nề.

Vậy, hôm nay chúng ta sẽ đi vào chủ đề tóc với silicone, để cùng xem silicone có những ưu nhược điểm gì bạn nhé.

Trước tiên cùng tìm hiểu Silicone là gì?

Silicone là chất polymer tổng hợp hay là origer thành phần được chiết xuất từ cát và thạch anh. Silicone có thể thấy ở dạng lỏng, gelatin, gôm dẻo, cứng… Silicone được thêm vào trong các sản phẩm mỹ phẩm như là dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc, mặt nạ, kem lót, kem nền, kem dưỡng…

Silicone có mặt trong hầu hết các loại dầu gội, xả trên thị trường

Làm thế nào để nhận biết sản phẩm chứa silicone?

Để nhận biết được một sản phẩm có chứa silicone hay không, nhìn vào thành phần trong sản phẩm là có thể biết được, phần lớn đối với thành phần có đuôi kết thúc như sau « thicone », « thiconol », « siloxane » hoặc « silane » đó chính là sản phẩm có chứa silicone. Ví dụ như: Amodimethicone, Cetyl dimethicone, Copolyol, Cyclohexasiloxane, Cyclomethicone, Cyclopentasiloxane, Dimethicol, Dimethicol Copolyol, Dimethicone, Dimethiconol, Hexamenthyldisiloxane, Phenyl Trimethicone, Polysilicone-8, Polysilicone-11, Polysilicone-14, Silicone Quaternium...

  • Silicone không hòa tan trong nước: Thường là các sản phẩm có đuôi thicone và đứng lẻ bóng một mình: Dimethicone, Dimethiconol, Phenyl Trimethicone, Amodimethicone, Cyclomethicone
  • Silicone hòa tan trong nước: Các silicones có PEG đi kèm (PEG/PPG-20/15 Dimethicone, PEG-12 Dimethicone…), Lauryl Methicone Copolyol và Dimethicone Copolyol là loại hòa tan trong nước.

Tại sao cho silicone thêm vào trong dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc?

Dimethicone được dùng trong các loại kem dưỡng thể từ những năm 50. Từ những năm 90, ngành công nghiệp tóc bắt đầu sử dụng Dimethicone trong các sản phẩm dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc. Theo nhiều nghiên cứu, Dimethicone cho phép dưỡng tóc, bảo vệ tóc và ngăn ngừa tình trạng mất nước cho tóc tốt hơn dầu khoáng. Theo thời gian, các nghiên cứu tiếp tục cải tiến và phát minh ra nhiều loại silicones mới như cyclomethicone giúp giảm trình trạng khô tóc, amodimethicone phục hồi tóc bị hư tổn hay aminopropyl phenyl trimethicone giúp tóc khỏe hơn...Silicone sẽ giúp tạo một lớp màng bao lấy sợi tóc qua đó sẽ tạo cảm giác mượt mà, bóng khỏe và tóc đỡ rối hơn.

Nếu đơn giản chỉ là vậy…

Vậy câu hỏi đặt ra là silicone có tác hại gì?

Thực tế, lớp màng silicon bao quanh tóc ngăn không cho tóc hấp thụ được các dưỡng chất, bịt kín tóc làm tóc “ngột thở”, dẫn đến tóc bị gãy, bị hư tổn. Do vậy silicon chỉ làm tình trạng tóc xấu đi chứ thực chất không phải là chất “thần kỳ” để phục hồi cho tóc. Silicon mang lại cảm giác tóc suôn mượt bóng khỏe, trong khi đó thực tế silicone làm tóc “ngột ngạt”, làm tăng nặng tình trạng khô xơ của tóc, làm tóc dầu, bẩn và bết dính nhanh.

Để lấy một ví dụ, thì có thể so sánh như việc “sử dụng kem nền thay vì sử dụng kem dưỡng mỗi tối trước khi đi ngủ

Ngoài ra, Silicone cũng rất rất khó để loại bỏ, rửa trôi, điều đó có nghĩa rằng, dần dần khi bạn dùng dầu gội có chứa silicone thì sợi tóc của bạn ngày càng to, ngày càng nặng, cứng, thô và vì không hấp thụ được dưỡng chất tóc sẽ bị khô xơ rồi sẽ dễ bị gãy, chẻ ngọn, hoặc tóc sẽ bị nặng kéo theo là tình trạng tóc bị rụng sau đó.

Chính vì những tác hại nêu trên, Silicone đang bị lên án và nhiều người trong chúng ta còn quyết định tránh hoặc loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng các các sản phẩm về dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc có chứa silicone.

Silicone có thực sự dưỡng tóc, bảo vệ tóc và ngăn ngừa mất nước cho tóc không?

Trải nghiệm thực tế của người tiêu dùng:

Tóc của tôi đã được cải thiện từ khi tôi dừng các sản phẩm có chứa silicone?
Tôi đã lựa chọn một loại dầu gội và dầu xả không chứa silicone từ 2 tháng nay. Tóc tôi dạo này mềm mại hơn, bóng khỏe hơn, sạch hơn và ít nhất tôi có thể nói rằng tóc tôi khỏe thực sự chứ không phải chỉ là vẻ bề ngoài. Một thay đổi cực lớn nữa: tần suất gội đầu. Silicone làm ngột ngạt tóc, làm cho tóc trở nên bị dầu cực nhanh. Ở thời điểm hiện tại, phải đến 5 ngày tôi mới phải gội đầu, mà không có cảm giác bết dính tóc và da đầu!

Source: http://easyblush.fr/2014/06/16/silicone-quels-effets-sur-mes-cheveux/

Lựa chọn sản phẩm có silicone thế nào cho phù hợp?

Nếu tôi có thể cho bạn một lời khuyên, thì lời khuyên đó sẽ là nên tránh các sản phẩm quảng cáo cho tóc suôn mượt, bóng khỏe hay phục hồi tóc “ngay tức thì”, “chỉ sau 1 lần gội”…

Khi dùng với lượng silicone quá nhiều, silicone sẽ làm nặng tóc và “ngột ngạt” tóc. Vậy làm thế nào để kiểm soát được một cách tốt nhất lượng silicon trên tóc? Rất đơn giản thôi bạn nhé:

  • Biết cách nhận biết sản phẩm bạn mua có chứa silicone hay không. Nên dùng các sản phẩm ko có chứa silicone hoặc chỉ có 1 loại silicone. Đừng để tóc tích tụ ngày càng nhiều silicone làm sợi tóc ngày càng thô, nặng và dẫn đến gãy rụng.
  • Nếu lựa chọn sản phẩm có silicone thì nên lựa chọn silicone có khả năng hòa tan trong nước.

Làm thế nào để loại bỏ silicone hiệu quả tránh bao bít và làm tóc ngột thở?

  • Đối với silicone có thể hoà tan trong nước: Các silicone này cũng dễ dàng được loại bỏ trong nước hoặc khi kết hợp với các hoạt chất Cocamidopropyl betaine, cocobetaine, cũng như chất hoạt động bề mặt hoặc dầu xả.
  • Đối với silcone không hoà tan trong nước: việc loại bỏ sẽ phức tạp hơn và bạn cần chú ý khi lựa chọn dầu gội, dầu xả cho phù hợp.

Silicone không hoà tan Dimethicone, trimethicone... nên lựa chọn dầu gội có chứa các thành phần Sodium Laureth sulfate (SLS), Sodium lauryl ether sulfate (SLES), cocamidopropyl betaine, cocobetaine, Ammonium Lauryl Sulphate (ALS) hoặc Ammonium Laureth Sulphate (ALES) để loại bỏ silicone nhờ phản ứng hoá học.

Còn silicone Cyclomethincone có thể được loại bỏ nhờ vào các phản ứng hóa học khi trong các sản phẩm dầu gội có chứa các thành phần cocamidopropyl betaine, cocobetaine hoặc các hoạt chất bề mặt hoặc khi dùng với dầu xả.

Nếu tinh ý bạn sẽ thấy thành phần Cocamidopropyl Betaine và Cocobetaine là thành phần có thể loại đó silicon không hoà tan đó bạn nhé

Bạn đã lựa chọn được cho mình loại dầu gội, xả chăm sóc tóc khoẻ đẹp tự nhiên chưa?

Dưới đây bạn có thể tham khảo 2 sản phẩm của nhãn hàng Dược Mỹ Phẩm Stanhome Family Expert đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Các bạn có thể thấy dầu gội Family shampoo không có silicone, dầu gội Repair shampoo có chứa Silicone hòa tan được với nước- Peg-12 Dimethicone ngoài ra sản phẩm này có chứa Comamidopropyl Betaine nên khả năng loại bỏ silicone rất tốt. Các dầu gội này được bổ sung các dưỡng chất từ tự nhiên như yến mạch, Jojoba, vitamin B3, B5…Các bạn có thể yên tâm để sử dụng cho mái tóc suôn mượt, bóng khỏe từ bên trong, giảm tình trạng gãy rụng tóc bạn nhé.

TƯ VẤN BỞI STANHOME VIỆT NAM

https://www.stanhomevn.com/dau-goi

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
DANH MỤC
DANH MỤC SẢN PHẨM
icon